Bệnh ho gà là gì?
Bệnh ho gà có tên chuyên môn là pertussis. Đây là tình trạng nhiễm trùng phổi nặng do vi khuẩn và cũng là một bệnh truyền nhiễm, thường gặp với các biểu hiện ho thành cơn. Ho gà được xem là một bệnh nguy hiểm đối với trẻ em do đường thở của các bé rất nhỏ. Bệnh này có thể dẫn tới tử vong.
Có những triệu chứng nào?
Symptoms usually appear about 7 to 10 days after exposure. But symptoms can appear from 4 to 21 days after a person is infected. It is rare but it can take up to 6 weeks to develop symptoms. Some people have milder symptoms, especially if they have been vaccinated.
Symptoms appear in 3 stages:
- Giai đoạn một kéo dài từ 1-2 tuần gồm các triệu chứng: chảy nước mũi, hắt hơi, sốt nhẹ, đôi khi có ho nhẹ. Các triệu chứng tương đối giống cảm lạnh nhưng tình trạng ho thì ngày một nặng thêm.
- Giai đoạn hai kéo dài trong 1-2 tháng: Bệnh nhân ho dữ dội. Sau mỗi cơn ho thường xuất hiện các đợt rít với cường độ cao (cơn ho gà). Các đợt rít này thực chất là hành động bệnh nhân đang cố gắng thở. Thỉnh thoảng họ sẽ xuất hiện hiện tượng tím tái và nôn ra dịch nhầy hoặc thức ăn. Và cao điểm nhất là xuất hiện các đợt ngừng thở ngắn.
- Giai đoạn ba có thể kéo dài một tuần cho tới một tháng: Đây là pha hồi phục, bệnh nhân sẽ thuyên giảm các triệu chứng. Nhưng nếu không may mắc phải các bệnh lý đường hô hấp khác, cơn ho sẽ quay trở lại.
Các biến chứng của bệnh ho gà là gì?
Các đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ em thường gặp biến chứng ho gà. Chúng gồm viêm phổi, viêm tai giữa, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, ngất xỉu, mất nước, co giật, rối loạn chức năng não (bệnh não), cơn ngừng thở ngắn và tử vong.
Sau bao lâu thì một người nhiễm vi khuẩn ho gà có thể lây nhiễm cho người khác?
Khi bệnh nhân đó xuất hiện các triệu chứng giống với cảm lạnh. Họ cũng có thể trở thành nguồn lây sau 3 tuần kể từ khi bắt đầu bị ho. Nếu bệnh nhân được điều trị kháng sinh phù hợp, họ sẽ mất khả năng lây nhiễm sau 5 ngày điều trị.
Phương pháp điều trị ho gà là gì?
Thuốc kháng sinh có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh ho gà. Các kháng sinh khuyên dùng là azithromycin, erythromycin và clarithromycin. Ngoài ra cũng có thể dùng trimethoprim sulfamethoxazole.
Nếu con tôi hoặc các thành viên khác trong gia đình có tiếp xúc với người bị ho gà, tôi nên làm gì?
Hãy gọi tới trung tâm y tế địa phương, bác sĩ hoặc các phòng khám để được tư vấn. Nếu bạn có tiếp xúc gần với người bị nhiễm, bạn có thể phải dùng kháng sinh để dự phòng ho gà. Kháng sinh sẽ giúp bạn và những người bạn tiếp xúc không bị lây nhiễm.
Cách tốt nhất để dự phòng ho gà là gì?
The best way to prevent whooping cough is to get vaccinated.
We recommend that all children and adults get a pertussis-containing vaccine.
- Vắc-xin được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ em là DTaP. Đây là loại vắc-xin dự phòng cho 3 bệnh gồm bạch hầu, uốn ván và ho gà.
- Vắc-xin DTaP sẽ được tiêm vào 2, 4, và 6 tháng tuổi. Để đảm bảo hiệu giá kháng thể, nên tiêm các mũi nhắc lại vào khoảng từ 15 tới 18 tháng và từ 4 tới 6 năm.
- Trẻ em từ 7 tới 10 tuổi nếu không được chích ngừa DTaP đủ thì nên chích ngừa một loại vắc-xin có tác dụng tương tự DTaP, tên là Tdap.
- Các em thiếu nhi đi khám định kỳ nên được chích ngừa mũi Tdap nhắc lại khi 11 hoặc 12 tuổi. Nếu không được chích ngừa trong khoảng từ 11 tới 12 tuổi thì thiếu nhi nên được tiêm vắc-xin trong lần đi khám định kỳ tới.
- Người trưởng thành trên 19 tuối nếu chưa được tiêm vắc-xin Tdap thì nên tiêm bổ sung.
- Người lớn cần được tiêm nhắc lại vắc-xin phòng uốn ván và bạch hầu (Td) 10 năm một lần. Họ cũng có thể thay một trong hai mũi vắc-xin kể trên bằng một mũi Tdap. Có thể tiêm vắc-xin Tdap sớm hơn khoảng cách các mũi tiêu chuẩn (10 năm).
- Hãy đảm bảo rằng những người lớn có tiếp xúc hoặc nuôi trẻ đều được tiêm vắc-xin ho gà đầy đủ. Những người này gồm bố mẹ, ông bà, anh chị em, người trông trẻ, người thân và bạn bè.
- Phụ nữ mang thai nên tiêm Tdap trong tam cá nguyệt thứ ba của mỗi lần mang thai để tạo khả năng miễn dịch cho trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ đủ lớn để bắt đầu tiêm lúc 2 tháng tuổi.
- Những người thường xuyên phải đi lại nên được tiêm vắc-xin ho gà đầy đủ trước khi đi. Ho gà có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên thế giới.
- Những nhân viên y tế phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nên tiêm một mũi Tdap nếu trước đó chưa từng tiêm.
Trước khi đến trường, trẻ phải tiêm bao nhiêu mũi vắc-xin ho gà?
- Trước mầm non: 4 mũi (tùy độ tuổi)
- Mầm non tới lớp 5: 5 mũi, hoặc 4 mũi với mũi thứ 4 vào năm 4 tuổi hoặc hơn. Hoặc, 3 mũi nếu trẻ bắt đầu tiêm đều từ lúc 7 tuổi hoặc hơn
- Lớp 6 tới lớp 12: 3 mũi
- Lớp 6 tới lớp 12: một mũi Tdap (bắt buộc đôí với học sinh từ lớp 6 tới lớp 12 chưa từng tiêm mũi Tdap nào từ năm 7 tuổi trở đi)
Trong trường hợp tôi không biết mình đã từng được tiêm hay chưa, tôi nên làm gì?
Hãy liên hệ lại với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết. Thanh thiếu niên hoặc người lớn không có giấy tờ chứng minh đã tiêm ít nhất ba liều vắc-xin uốn ván và bạch hầu (Td) liên tiếp thì nên bắt đầu tiêm lại từ đầu. Mũi tiêm đầu tiên là vắc-xin Tdap. Hai mũi còn lại nên dùng loại vắc-xin Td dành cho người lớn.
Nếu tôi hoặc gia đình của tôi phải đi nước ngoài, chúng tôi nên làm gì để dự phòng nhiễm bệnh?
Hiện tại, ho gà vẫn là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Mỹ và một số quốc gia khác. Hãy chắc chắn rằng bạn và người thân của bạn đã được tiêm chủng đầy đủ.
- Người lớn trên 19 tuổi nên tiêm một mũi vắc-xin Tdap. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn đã được tiêm vắc-xin ho gà rồi.
- Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên nên tiêm đầy đủ số liều vắc-xin ho gà như đã đề cập ở trên.
Thông tin bổ sung
- Pertussis (Whooping Cough) | Whooping Cough | CDC
- About Whooping Cough | Whooping Cough | CDC
- Thông tin về vắc-xin dự phòng bệnh tật
Bản PDF từ NYSDOH, nhấp vào đây.
Source: NYSDOH, Revised November 2024
This page updated by TCWH 11/6/2024